Giới thiệu Hotjar là gì? Cách sử dụng Hotjar đơn giản mà hiệu quả
Để tăng doanh thu bán hàng trên web? Phải tăng trải nghiệm khách hàng về độ tải website, chất lượng sản phẩm, hình ảnh đẹp, …
Để tăng trải nghiệm khách hàng? Phải biết được trải nghiệm hiện tại đang “yếu phần nào, tăng phần đó”.
Để biết được trải nghiệm đang “yếu phần nào”? Phải sử dụng công cụ hỗ trợ theo dõi người truy cập vào website. Ví dụ như Hotjar.
Tổng quan giới thiệu về Hotjar?
Hotjar là gì?
Hotjar được xem là trợ thủ đắc lực giúp người quản lý website muốn biết về hành vi người truy cập website của mình. Đây là một công cụ trực tuyến theo dõi người truy cập website thông qua trang web hoặc đường dẫn URL của từng page.
Hiểu đơn giản, Hotjar là một công cụ ghi lại những thao tác của người dùng trên website như cuộn, click chuột, click chuột, di chuyển chuột.
Hotjar “phân tích” hành vi khách hàng như thế nào?
Công cụ phân tích (Analytics)
Công cụ này cho quản trị viên biết được người dùng làm gì thông qua việc cho phép bạn đo lường và quan sát hành vi của người dùng. Công cụ phân tích bao gồm heatmap, screen recording, funnels, forms, …
Bản đồ nhiệt – Heatmap: nêu ra các lượt click, trượt, cuộn chuột của khách truy cập. Những thông số này sẽ giúp bạn hiểu được người dùng muốn gì, quan tâm và làm gì trên trang web của bạn.
Bản ghi của khách – screen recording: nêu ra các lần nhấp, chạm và di chuyển chuột của khách truy cập. Những thông số này sẽ giúp bạn có thể xác định các vấn đề về khả năng sử dụng trên máy tính.
Kênh chuyển đổi: nêu ra hầu hết khách truy cập rời khỏi website của bạn ở trang nào và ở bước nào. Những thông số này sẽ giúp bạn có thể xác định được điểm cần cải thiện và tiến hành thử nghiệm.
Phân tích biểu mẫu: nêu ra các phần nào khiến khách truy cập mất nhiều thời gian, phần nào khách hay bỏ trống, … Những thông số này sẽ giúp bạn có thể xác định lý do tại sao khách truy cập lại từ bỏ biểu mẫu và trang của bạn, từ đó, cải thiện tỷ lệ hoàn thành biểu mẫu trực tuyến.
Công cụ phản hồi (Feedback)
Công cụ này cho quản trị viên “nghe” được tiếng nói của người dùng, biết được những gì người dùng của bạn nói. Công cụ thu thập phản hồi của người dùng bao gồm:
Thăm dò ý kiến: giúp bạn hiểu được khách truy cập của bạn muốn gì, điều gì ngăn họ đạt được điều đó, … từ đó cải thiện hiệu suất và trải nghiệm của website.
Khảo sát: thông qua các liên kết web, email hoặc mời khách truy cập của bạn ngay trước khi họ từ bỏ trang web, thu thập phản hồi trong thời gian thực từ bất kỳ thiết bị nào. Từ đó, bạn sẽ biết được mối quan tâm hoặc vấn đề khiến khách hàng chưa hài lòng.
Phản hồi đến: cho phép chủ người truy cập có thể gửi phản hồi đến chủ nhân website. Từ đó, bạn sẽ biết khách truy cập yêu gì, ghét gì, xác định các vấn đề và tìm cơ hội phát triển.
Kết hợp hai công cụ trên, Hotjar giúp quản trị viên có cái nhìn khái quát “bức tranh” trải nghiệm người dùng: xem được cách họ nhấp vào, nơi họ di chuyển chuột, xem lại bản ghi hoạt động của họ, thời điểm họ rời đi, … Từ kết quả phân tích này, Hotjar sẽ giúp bạn đưa ra định hướng cải thiện trải nghiệm người dùng, góp phần tăng hiệu suất/tỷ lệ chuyển đổi cho website.
Sử dụng Hotjar mang đến lợi ích gì?
Xuất hiện vào năm 2014, chính thức phục vụ thị trường từ năm 2015, thương mại điện tử ngày càng phát triển nên Hotjar càng phát huy được tính năng của mình. Đây thực sự là một giải pháp tuyệt vời để tối ưu hoá website và tăng doanh thu cho website. Hotjar cũng giúp marketer, developer, designer hoặc chính chủ doanh nghiệp cải thiện tình trạng hiện tại để thay đổi doanh thu bán hàng qua website.
Nhờ kết quả thu được từ Hotjar, bạn có thể:
- Đặt quảng cáo, tin khuyến mãi, …. tối ưu hóa những nơi nào khách truy cập hay tập trung click
- Khắc phục những hạn chế của website để tăng trải nghiệm khách hàng
- Theo dõi, nắm được xu hướng chung của khách truy cập, biết được phần nào của website thu hút khách hàng nhiều nhất thông qua những vị trí, đường đi của con trỏ chuột khi khách hàng di chuyển trên website ở bản đồ nhiệt hoặc đoạn video.
Đăng ký tài khoản Hotjar
Bước 1: Bạn truy cập vào trang chủ của Hotjar tại: https://www.hotjar.com/.
Bước 2: Bạn đăng ký tài khoản miễn phí ở Hotjar. Hotjar cho phép bạn sử dụng miễn phí trong 15 ngày với nhiều tính năng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, một số tính năng sẽ bị hạn chế (cũng như số lần sử dụng).
Sau thời hạn sử dụng miễn phí, bạn nên cân nhắc nâng cấp lên tài khoản trả phí với nhiều tính năng chuyên sâu hơn.
Bước 3: Gắn mã tracking code Hotjar vào website
Ngay khi bạn đăng ký tài khoản xong, hệ thống sẽ giúp bạn cấu hình các chức năng tương ứng với thiết kế thân thiện với người dùng mới. Cũng như Google Analytics, bạn cần chèn một đoạn mã JavaScript vào trong mã nguồn website để có thể sử dụng Hotjar. Đặc biệt, hệ thống sẽ cung cấp cho bạn một bảng hướng dẫn cách sử dụng Hotjar hiệu quả.
Để gắn mã, bạn có thể dùng 1 trong 2 cách sau:
- Cách 1: Chèn code vào trong thẻ <head>….<head> : Bạn copy mã và paste vào vị trí trước thẻ đóng trong file (đối với mã nguồn WordPress)
- Cách 2: Dùng Google Tag Manager nếu website cài GTM
Cách sử dụng Hotjar
Như đã chia sẻ ở trên, 2 công cụ chính của Hotjar là công cụ phân tích và công cụ phản hồi. TinoHost sẽ hướng dẫn bạn sử dụng từng công cụ nhé!
Bản đồ nhiệt Heatmap
Mức độ quan tâm của người dùng trên website/ landing page sẽ được thể hiện bằng màu sắc của nhiệt độ theo thứ tự tăng dần là xanh da trời – xanh lá – vàng – cam – đỏ.
Heatmap sẽ thu thập mức độ quan tâm của người dùng được thu thập trên desktop/ laptop/ tablet/ mobile: thông qua các thao tác: nhấp (Click), di chuyển (move) và cuộn chuột (scroll).
Cách tạo heatmap cho website
Bước 1: Đăng nhập tài khoản Hotjar của bạn
Bước 2: Trong dashboard của Hotjar, bạn chọn Heatmaps => New Heatmap
Bước 4: Chọn số lượng pageviews cần đủ để tạo ra heatmap: 1.000, 2.000 hoặc 10.000.
Bước 5: Chọn Create Heatmap để hoàn tất quá trình cài đặt.
Thăm dò ý kiến
Thăm dò ý kiến của khách truy cập sẽ giúp bạn thu thập được nhiều ý kiến, phản hồi của mỗi người dùng.
Bước 1: Đặt tên cho Poll (thăm dò ý kiến)
Bước 2: Chọn dạng câu hỏi thăm dò: Long/ Short text answer, Radio Buttons, Checkboxes, Email, Net Promoter Score, … Bật Required trước dạng câu hỏi bạn chọn và xóa đi những dạng câu hỏi không dùng nhé.
Bước 3: Tùy chỉnh hiển thị Poll với :
- Apperance: chọn màu sắc background, ngôn ngữ, vị trí,…
- Targeting: bạn muốn Poll sẽ xuất hiện trên thiết bị nào và trang nào của website. Mình muốn thăm dò sẽ hiển thị trên tất cả thiết bị và chỉ hiển thị
- Hành vi xuất hiện Poll: thời gian hiện thị poll, khách truy cập sẽ nhìn thấy poll khi nào, ….
Bước 4: Sau đó, bạn chọn Active và nhấn Create Poll để hoàn tất.
Những câu hỏi thường gặp khi dùng Hotjar
Sử dụng Hotjar có mất phí không?
Như đã chia sẻ ở trên, bạn có 15 ngày để sử dụng tài khoản Hotjar miễn phí. Sau thời hạn sử dụng miễn phí, bạn nên cân nhắc nâng cấp lên tài khoản trả phí với nhiều tính năng chuyên sâu hơn.
Khi nào thì được phép gỡ Hotjar?
Bất cứ khi nào bạn cũng có thể gỡ Hotjar. Cài đặt Hotjar có thể sẽ ảnh hưởng đến tốc độ website của bạn nên nếu thật sự cảm thấy không cần thiết, bạn có thể gỡ Hotjar, không sử dụng nữa.
Hotjar có thể thay thế Google Analytics không?
Tùy vào từng mục đích, bạn nên cân nhắc lựa chọn công cụ phù hợp. Google Analytics sẽ cung cấp cho bạn dữ liệu về các trang mà người dùng của bạn đang truy cập (tỷ lệ thoát, chuyển đổi, …) nhưng không thể hiện khách truy cập đã sử dụng những trang đó như thế nào như Hotjar. Tương tự, Google Analytics báo cho bạn biết rằng trang chủ website có tỷ lệ thoát rất cao và Hotjar sẽ cho bạn biết chính xác lý do tại sao điều đó xảy ra.
Hotjar và Google Analytics nên được bổ sung, không phải dùng để thay thế nhau!
Ngoài Hotjar còn những công cụ nào phân tích hành vi?
Nếu không dùng Hotjar, bạn có thể sử dụng các công cụ mạnh mẽ khác trong phân tích hành vi người dùng như: Google Analytics, CrazyEgg, Clicktale, Yandex Metrica, Microsoft Clarity,…
Chúc bạn sử dụng Hotjar hiệu quả nhé!
No comments